Bố Cục Các Không Gian Trong Nhà Ở

0 Bình luận 365 Lượt xem Donate

1. Chức Năng Của Nhà Ở:

Bảo vệ mọi thành viên trong gia đình chống chọi với những ảnh hưởng từ thiên nhiên, xã hội.
Dảm bảo phục vụ được các nhu cầu cá nhân như: ăn uống, nghỉ ngơi, thư giãn, giải trí,… sau khoảng thời gian lao động, học tập, làm việc bên ngoài xã hội;
Không gian quây quần, sum họp giữa các thành viên trong gia đình;
Không gian riêng tư thể hiện cá tính của mỗi thành viên.

2. Các Khu Vực Chức Năng Trong Nhà Ở:

a. Phòng Khách (14-30m2)

Là không gian trạng trọng nhất trong ngôi nhà, dùng để tiếp khách, trò chuyện, bàn bạc công việc,…
Vị trí thường đặt gần cổng ngõ ra vào, gần các không gian phòng ăn, bếp.

b. Phòng Ăn (12-15m2)

Nên bố trí cạnh không gian khách, bếp. Hoặc có thể bố trí kết hợp cả ba không gian khách, bếp, ăn trong cùng một không gian lớn.

c. Phòng Sinh Hoạt Chung (14-24m2)

Không gian có tính chất tương tự phòng khách, nhưng được sử dụng nội bộ các thành viên trong gia đình, hoặc những người rất thân thiết.

d. Phòng Ngủ:

Phòng ngủ master (18-24m2): Cần đặt ở vị trí kín đáo, có vệ sinh riêng. Tuỳ nhu cầu của chủ nhà có thể có thêm các chức năng như: khu vực làm việc, phòng thay đồ trang điểm. Chiều cao thông thường từ 2600-2800.
Phòng ngủ cá nhân (12-16m2): Là không gian nghỉ ngơi, học tập, làm việc cá nhân, có thể bố trí vệ sinh riêng hoặc sử dụng chung giữa 2 phòng ngủ.

e. Phòng Làm Việc (12-16m2)

Vị trí phòng làm việc được bố trí tuỳ vào tính chất công việc của chủ nhà. Nếu chủ nhà làm việc cần giao tiếp, trao đổi với khách hàng thì nên bố trí phòng làm việc gần với sảnh ra vào.
Thông thường phòng làm việc sẽ được bố trí trong phòng ngủ hoặc gần các phòng ngủ, vị trí được tiếp xúc với ánh sáng tự nhiên là tốt nhất.

f. Khu Vực Bếp (6-15m2)

Vị trí nên bố trí liên hệ trực tiếp với phòng ăn và phòng khách
Nên bố trí gần vệ sinh thuận tiện cho việc cấp thoát nước cho các thiết bị bếp.

g. Vệ Sinh (3-6m2)

Bố trí gần các phòng ngủ, bếp thuận tiện trong quá trình sử dụng, nhưng phải đảm bảo được sự kín đáo.
Chiều cao phòng vệ sinh thông thường cao 2400 và được đóng trần thạch cao để che các đường ống, thiết bị kỹ thuật phía bên trên.

h. Tiền Phòng (3.5-6m2)

Nằm ở vị trí ra vào chính của nhà, là nút giao thông cho các khu vực chức năng trong nhà ở.
Thường bố trí các kệ treo mũ, áo, gương soi, kệ giày dép.

i. Ban Công, Logia:

Là không gian nửa kín nửa hở tiếp xúc với thiên nhiên, thường gắn liền với các không gian phòng ngủ, bếp.
Diện tích tiêu chuẩn:

  • Ban công: 2-3m2
  • Logia: 3.5-6m2

j. Giếng Trời (9-12m2)

Là không gian lấy ánh sáng, tạo đối lưu gió cho các phòng trong công trình.
Giếng trời thường được bố trí các loại cây xanh, tiểu cảnh, bể cá,… đưa thiên nhiên vào trong công trình

3. Bố Cục Các Không Gian Chức Năng Trong Nhà ở:

Khu Động: là các khu vực thường xuyên sử dụng, gắn liền với các sinh hoạt hằng ngày của các thành viên, có vị trí tiếp xúc gần với cổng ngõ ra vào

  • Phòng khách
  • Bếp
  • Phòng ăn
  • Tiền phòng, sảnh
  • Gara để xe

Khu Tĩnh: là các không gian riêng tư của mỗi thành viên thường dùng để thư giãn, nghỉ ngơi.

  • Phòng ngủ
  • Phòng làm việc riêng
  • Phòng đọc sách
  • Phòng sinh hoạt gia đình
  • chiều cao phòng ngủ kinh tế nhất là 2500
  • chiều cao phòng ngủ vừa phải từ 2800-3300
  • phòng khách có diện tích từ 14-30m2
  • phòng ăn từ 12-15m2
  • phòng shc 14-24m2
  • phòng ngủ master 12-18m2, cao từ 2600-2800
  • phòng ngủ cá nhân 8-10m2
  • phòng làm việc 12-16m2
  • bếp 6-15m2
  • wc 3-6m2, trần cao 2200-2400
  • tiền phòng 3.5-6m2, cao 2200

Ủng hộ tác giả

Cảm ơn bạn đã đồng hành!

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Để lại một bình luận

Blog kiến trúc sử dụng cookie để cải thiện trải nghiệm của bạn. Chúc bạn một ngày vui vẻ! ĐỒNG Ý

DMCA.com Protection Status