Đặc trưng Kiến trúc nhà vườn truyền thống Huế

0 Bình luận 201 Lượt xem Donate

Sơ lược lịch sử nhà vườn truyền thống Huế

Nhà Vườn truyền thống Huế xuất hiện đầu tiên vào khoảng thế kỷ XVII dưới thời nhà Nguyễn; Phát triển mạnh và được xây dựng nhiều vào đầu thế kỷ thứ XIX.

Nhà Vườn truyền thống Huế là nơi sinh sống của các thành viên hoàng tộc và quan lại. Các ngôi nhà được xây dựng tập trung trong khu vực Kinh Thành Huế và các khu vực làng cổ như Kim Long, Vỹ Dạ, Phú Cát, Thủy Biều. Nhà Vườn truyền thống Huế là sự kết hợp hài hòa giữa nhà ở truyền thống (nhà Rường) với sân vườn cảnh quan quanh nhà.

Đặc trưng Kiến trúc nhà vườn truyền thống Huế

Bố cục tổng thể

Tổng thể một Nhà Vườn truyền thống Huế bao gồm có: Nhà Chính, Nhà Phụ, Bình Phong, Bể Cạn, biểu tượng Tả Thanh Long và Hữu Bạch Hổ, sân vườn, lối vào, hàng rào và cổng.

Bình Phong và Bể Cạn thường được đặt chính giữa phía trước Nhà Chính. Theo Phong Thủy, Bình Phong có thể làm bằng gạch hoặc bụi cây, đóng vai trò chặn các luồng khí xấu đi vào nhà. Bể Cạn đóng vai trò là Minh Đường, có ý nghĩa đem lại sức khỏe và thịnh vượng cho mọi người trong gia đình. Biểu tượng Tả Thanh Long và Hữu Bạch Hổ có thể là một chậu bonsai hoặc chậu hoa, đóng vai trò là người bảo vệ cho ngôi nhà.

Qua khảo sát bố cục và tổ chức không gian Nhà Vườn truyền thống trong khu vực Kinh Thành Huế và khu vực xung quanh, thường thấy có 4 kiểu bố cục như sau:

Sân vườn cảnh quan

Không gian sân vườn là một yếu tố quan trọng và thường được bố trí theo một số kiểu sau:

  • Bố trí theo tuyến chức năng: Khu vườn chia thành 5 tuyến từ vòng ngoài vào vòng trong. Tuyến 1 ở ngoài cùng trồng các loại cây làm hàng rào với chức năng bảo vệ ngôi nhà như Chè Tàu, Trúc, Dứa,…; Tuyến 2 trồng các loại cây ăn quả như Nhãn, Mít, Cọ, Dừa,…; Tuyến 3 gồm các loại cây có giá trị kinh tế như Thanh trà, Hồng Xiêm, Măng Cụt, Cam,…; Tuyến 4 trồng các cây trang trí; Tuyến 5 trong cùng trồng các loại cây trang trí và che nắng như giàn hoa.
  • Bố trí theo khu vực chức năng: không gian sân trước trồng các loại cây trang trí, các loại hoa như bonsai, lan, sen… Khu vườn phía sau nhà phụ trồng các loài gia vị, cây thuốc (Ớt, Gừng, Thì là, Hành, Tỏi…) và các loại rau củ, trái cây như Bầu bí, Mít, Ổi, Đào, Chuối,… Cây lâu năm, cây bóng mát được trồng ở khu vực phía tây của ngôi nhà.

Nhà Rường

Ngôi nhà chính của Nhà vườn truyền thống Huế là Nhà Rường, mang phong cách của Nhà truyền thống Việt Nam và bắt nguồn từ Nhà Rường ở vùng Bắc Trung Bộ (Nghệ An, Hà Tĩnh, Thanh Hóa).

Nhà Rường có thể được phân loại theo số gian ở giữa nhà: Một gian, hai gian, ba gian, năm gian. Kết hợp với không gian đầu hồi (Chái) tạo thành Nhà ba gian hai chái, nhà một gian hai chái, Nhà rường có buồng trước, Nhà rường “vò” (Nhà có gian trước, gian này có chái), Nhà rường năm gian hai chái.

Gian giữa là không gian trịnh trọng nhất trong ngôi nhà, phía sau dùng để thờ tự, phía trước dùng để tiếp khách và các hoạt động quan trọng. Hai bên dùng làm phòng ngủ hoặc sinh hoạt riêng tư. Không gian bếp, phụ nữ và người giúp việc bố trí ở Nhà Phụ.

Vật liệu

Chủ yếu sử dụng các vật liệu có sẵn tại địa phương; Khung kết cấu nhà Rường được làm từ các loại gỗ quý như gỗ Lim, gỗ Mít, gỗ Tếch… Tường xây bằng gạch, mái lợp ngói kép hoặc ngói liệt. Các chi tiết trang trí bằng đá điêu khắc thủ công hoặc bằng gốm sứ tráng men.

Ủng hộ tác giả

Cảm ơn bạn đã đồng hành!

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Để lại một bình luận

Blog kiến trúc sử dụng cookie để cải thiện trải nghiệm của bạn. Chúc bạn một ngày vui vẻ! ĐỒNG Ý

DMCA.com Protection Status