Danh mục
Lịch sử hình thành vườn Nhật
Vườn nhật được hình thành và phát triển qua nhiều thời kỳ khác nhau của Nhật như: thời kỳ Asuka, thời kỳ Nara, thời kỳ Heian, thời kỳ Kamakura & Muromachi, thời kỳ Momoyama, thời kỳ Edo, thời kỳ Minh Trị và thời kỳ hiện đại.
Vào thời kỳ Asuka, phong cách vườn Nhật lấy cảm hứng từ khu vườn theo phong cách truyền thống của Trung Quốc.
Thời kỳ Nara các loài cây từ tự nhiên như cây Anh Đào, hoa Mận, hoa Đỗ Quyên, cây Đuôi Diều… được trồng phổ biến trong vườn Nhật.

nửa sau thế kỷ XI, người Nhật đã tạo nên phong cách vườn Nhật mang tính riêng biệt.
Thời kỳ quý tộc Fujiwara phổ biến kiểu vườn hoa viên Shindenshiki trong những dinh thất xây dựng theo kiểu kiến trúc Shindenzukuri (cung điện).

Vào thời Kamakura, quan hệ ngoại giao giữa Nhật Bản và Trung Quốc được khôi phục. Các nghệ nhân làm vườn đã ứng dụng những xu hướng thiết kế vườn mới nhất của Trung Quốc. Tranh Suibokuga là một điển hình, nghệ nhân sử dụng một khối đá tượng trưng cho núi non, xung quanh là bãi cát trắng tượng trưng cho biển cả.

Thời Muromachi, đá và cát trắng được sử dụng phổ biến kết hợp với kỹ thuật Sakuteiki thời Fujiwara với thực vật, nước và đá tạo nên khu vườn “Khô”.
Thời đại Edo cùng với sự phát triển trà đạo, hoa viên được phân chia thành ba loại đó là vườn trà Chaniwa, vườn bằng Hiraniwa và vườn dạo gọi là Kayusansui.
Các yếu tố đặc trưng trong vườn Nhật
Các kiểu đường dạo trong vườn Nhật
Đường dạo dẫn dắt người xem trải nghiệm các không gian khác nhau của khu vườn, theo ý đồ thiết kế của người nghệ nhân.
Đường dạo kiểu Shin
thường thấy ở các lối đi thẳng dẫn vào sảnh chính hoặc cổng của một ngôi đền với ý nghĩa thể hiện sự trang trọng. Đường dạo kiểu Shin sử dụng vật liệu đá tự nhiên đã được gia công thành hình vuông hoặc hình chữ nhật và được xếp đan xen với nhau.

Đường dạo kiểu Gyo
Là đường dạo với sự kết hợp giữa vật liệu đá tảng tự nhiên và đá đã được gia công, mang lại sự thú vị cho con đường.


Đường dạo kiểu So
Là kiểu đường dạo hướng tới sự tự nhiên thuần khiết, các viên đá với nhiều kích thước khác nhau được sắp xếp tạo thành lối đi quanh những lùm cây, một số vật liệu khác cũng thường được sử dụng như sỏi hoặc nền đất đầm chặt.


Lối đi Tobi-ishi
Lối đi Tobi-ishi được tạo nên từ việc sắp xếp liên tiếp những viên đá tảng tự nhiên, các viên đá cao hơn so với nền đất vườn từ 3-6cm. Lối đi Tobi-ishi có nguồn gốc từ khu vườn dẫn vào trà thất.


Các loại cây sử dụng trong vườn Nhật
Cây xanh là một yếu tố không thể thiếu trong vườn Nhật, được lựa chọn và chăm sóc rất kỹ lưỡng để giữ được bố cục của khu vườn. Các cây thân gỗ, cây bụi lớn được trồng xung quanh khu vườn với mục đích làm nền cho khu vườn chính.
Các loại cây sử dụng trong vườn Nhật:













Sắp đặt núi đá trong vườn Nhật
Đá là một yếu tố quan trọng trong vườn Nhật. Những tảng đá tượng trưng cho những ngọn núi, hòn đảo xung quanh là rêu phong hoặc sỏi tượng trưng cho đất và nước. Việc sắp đặt những tảng đá đòi hỏi rất nhiều thời gian của người nghệ nhân làm vườn. Trong vườn Nhật, đá là yếu tố cốt lõi trung tâm của khu vườn.

Đá được lựa chọn sử dụng trong vườn Nhật có thể chia thành 5 loại cơ bản:
- Đá hình dạng cao thẳng đứng thường là tâm điểm với chiều cao từ 0,9m trở lên
- Đá thấp với chiều cao dưới 0,9m
- Đá hình dạng nghiêng
- Đá hình dạng ngả
- Đá hình dạng nằm ngang

Các viên đá thông thường được sắp xếp theo nhóm 3, 5, 7 viên để tạo thành tổ hợp núi đá. Trong văn hóa phương Đông, các số chẵn được coi là “Tĩnh” sự cân bằng, trong khi các số lẻ được coi là “Động” mang lại năng lượng chuyển động. Người nghệ nhân làm vườn tạo ra một không gian cho phép người xem cảm nhận rõ ràng dòng chảy và sự chuyển động của khu vườn.
Đài phun nước trong vườn Nhật
Đài phun nước “tsukubai” thường thấy trong các vườn trà, là nơi thực hiện nghi thức thanh tẩy trước khi bước vào trà thất. Tsukubai ngày càng trở nên phổ biến và được sử dụng như một tiểu cảnh trang trí trong khu vườn.


Các yếu tố trang trí
Vì yếu tố chủ đạo của vườn Nhật là mô phỏng thiên nhiên, nên các yếu tố trang trí được sử dụng rất ít. Tuy nhiên, một vài đồ trang trí tạo nên phong cách vườn Nhật không thể thiếu như: đèn vườn bằng đá với nhiều kiểu dáng khác nhau, thường được đặt ở gần với yếu tố nước; ngoài ra, trong vườn nhật có thể tìm thấy một bức tượng phật thể hiện cho tinh thần phật giáo.


Tham khảo:
- roji.de
- landscapingnetwork.com
- robertketchell.blogspot.com