Kenzo Tange – Nhà Thờ ST. Mary’s Cathedral, Tokyo

0 Bình luận 417 Lượt xem Donate

Giới thiệu nhà thờ ST. Mary’s Cathedral

Thông tin chung:

  • Địa điểm: 3-16-15 Sekiguchi, Bunkyo-ku, Tokyo
  • Diện tích khu đất: 15,098 m2
  • Diện tích xây dựng: 3,650 m2
  • Chiều cao công trình: 39,4 m
  • Chiều cao tháp chuông: 64,6 m
  • Vật liệu: đá, bê tông, thép
  • Thời gian thi công: 1961-1964

Nhà thờ ST. Mary’s Cathedral là công trình do kiến trúc sư nổi tiếng Kenzo Tange thiết kế theo chủ nghĩa hiện đại thô mộc. Ông là kiến trúc sư tiêu biểu cho phong cách kiến trúc hiện đại ở Nhật Bản và là kiến trúc sư Nhật Bản đầu tiên được trao giải thưởng kiến trúc Pritzker.

Lịch sử nhà thờ ST. Mary’s Cathedral

Ban đầu, công trình là nhà nguyện của các nhà truyền giáo Pháp và xây dựng bằng vật liệu gỗ. Đến năm 1920 nó được chuyển đổi thành một nhà thờ lớn. Trong chiến tranh thế giới thứ 2 vào những năm 1945, Nhà thờ bị tán phá nặng nề trong trận ném bom.

Năm 1960, một cuộc thi thiết kế xây dựng nhà thờ mới được mở ra. Phương án thiết kế của Kenzo Tange đã được lựa chọn.

Công trình khởi công xây dựng vào năm 1961 và hoàn thành vào năm 1964.

nhà thờ ST. Mary’s Cathedral

Dự án là một tổ hợp gồm có nhà thờ, tháp chuông và các công trình phụ trợ, nhà thờ nằm xen kẽ với các tòa nhà khác trong khu dân cư ngay cạnh đường cao tốc. Một điểm đặc biệt là công trình không có khoảng không gian quảng trường phía trước như thường thấy ở các công trình nhà thờ khác, ta chỉ có thể nhìn bao quát được công trình từ vị trí cầu dành cho người đi bộ gần đó.

  • 1. Nhà thờ
  • 2. Nhà lễ phục
  • 3. Nhà truyền giáo
  • 4. Nhà thông tin
  • 5. Tháp chuông
  • 6. Vườn
  • 7. Nơi ở của tổng giám mục

Mặt bằng nhà thờ bố cục theo 2 trục chính tạo thành hình chữ thập, một chiều dài 55,5m và chiều còn lại dài 40m. 4 đỉnh của hình chữ thập được nối với nhau bằng đường paraboloid hypebol tạo thành một hình thoi. Hình dáng kiến trúc được tạo bởi các đường cong uyển chuyển sử dụng hệ kết cấu bê tông cốt thép.

Trong khi vỏ bao che công trình sử dụng kim loại với các đường gân uốn lượn bóng bẩy thì trong không gian nội thất lại sử dụng chất cảm thô mộc của bê tông trần, đậm chất wabi sabi của Nhật Bản. Các bức tường bê tông mang đến cảm giác ấn tượng khi kết hợp với nguồn ánh sáng xuyên qua ô cửa mái hình cây thánh giá.

Tham khảo:

  • architecturalmoleskine.blogspot.com
  • archdaily.com

Ủng hộ tác giả

Cảm ơn bạn đã đồng hành!

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Để lại một bình luận

Blog kiến trúc sử dụng cookie để cải thiện trải nghiệm của bạn. Chúc bạn một ngày vui vẻ! ĐỒNG Ý

DMCA.com Protection Status