Không Gian Trà Đạo Nhật Bản

0 Bình luận 351 Lượt xem Donate

1. Trà Đạo Nhật Bản:

Trà đạo là nét truyền thống văn hóa độc đáo của nhật bản. Trà đạo ở nhật bản được gọi là “chanoyu”.

Đây là một loại hình nghệ thuật kết hợp giữa nhiều yếu tố khác nhau của văn hóa nhật như: thiền, kiến trúc, nghi thức, ẩm thực, thư pháp, gốm sứ, cắm hoa, sắp đặt,…

2. Nghi Thức Uống Trà:

Một buổi uống trà với các nghi thức trang trọng diễn ra trong khoảng 4 giờ.

Các vị khách mời sẽ đến trước giờ hẹn khoảng 15 phút, và đứng đợi ở một phòng chờ nhỏ. Sẽ có người ra đón tiếp, và mời khách dùng một ly nước ấm trước khi vào phòng trà. Sau đó, các vị khách sẽ di chuyển ra khu vực ở phía ngoài phòng trà.

Thứ tự của từng vị khách vào phòng trà sẽ do chủ nhà quyết định hoặc các vị khách có thể tự thống nhất với nhau. Thường những vị khách có kiến thức về trà đạo sẽ được quyết định là người vào trước và sẽ là người đại diện cho cả nhóm.

Người đại diện sẽ gõ vào chiếc chiêng gỗ, để thông báo cho chủ nhà. Chủ nhà sẽ kiểm tra tất cả mọi thứ đã sẵn sàng chưa và đón các vị khách. Người đại diện sẽ cúi chào chủ nhà và đi vào phòng trà. Khách mời sẽ quỳ gối trước Tokonoma để bày tỏ lòng thành kính

  • (Tokonoma là nơi trang trọng được treo một bức tranh, hoặc chữ thư pháp cùng với bình hoa hoặc chậu cây, Tokonoma là nơi linh thiêng trong một căn phòng của người Nhật).

Chủ nhà sẽ đi ra từ phòng chuẩn bị (Mizuya).

Khách mời sẽ chào chủ nhà, và cảm ơn vì đã được mời tham gia vào buổi lễ. Người đại diện sẽ hỏi chủ nhà về sự bài trí của Tokonama. Chào hỏi xong, các vị khách sẽ được thưởng thức một bữa ăn nhỏ (Kaiseki).

Các món ăn sẽ được phục vụ theo thứ tự: 

  • Món súp làm từ tương đậu nành và được phục vụ trong một chiếc bát sơn mài.
  • Cơm được đựng vào bát sơn mài.
  • Cá sống hoặc động vật có vỏ (mukozuke) được phục vụ trong một đía sứ kèm thêm một ly rượu sake.
  • rau và cá luộc (imono) kèm thêm một ly rượu sake.
  • sau đó là món nướng, rau, một suất cơm và một bát súp
  • món tiếp theo là món ăn theo mùa (hassun), một bình rượu sake sẽ được mang đến và người chủ nhà rót rượu mời các vị khách.
  • cuối cùng chủ nhà sẽ mang kẹo ra mời khách.

Sau khi bữa ăn kết thúc, các vị khách sẽ lui tới phòng chờ hoặc sân vườn để thư giãn. Đến khi phần thứ hai của buổi lễ bắt đầu, chủ nhà sẽ báo cho khách mời biết rằng đã sẵn sàng, và mời họ quay trở lại phòng trà.

Trong khi các vị khách thư giãn ngoài sân vườn, chủ nhà sẽ thay bức tranh treo trong Tokonoma bằng một bó hoa.

Các vị khách sẽ rửa tay ở chậu đá, và quay trở lại phòng trà để bắt đầu phần tiếp theo của buổi lễ.

Chủ nhà sẽ ngồi bên lò sưởi với các dụng cụ pha trà

Bắt đầu phần hai của buổi lễ, các vị khách được phục vụ một loại trà xanh đặc (koicha) và bánh kèm theo

Người đại diện sẽ cầm bát uống trà trên lòng bàn tay trái, và đỡ bằng tay phải. Sau đó xoay chiếc bát theo chiều kim đồng hồ ba lần bằng tay phải, rồi uống trà và khen ngợi chủ nhà, uống thêm một ngụm và lau sạch phần bát chạm môi vào. Xoay ngược chiều kim đồng hồ rồi chuyển bát cho người thứ hai, người thứ hai lặp lại và chuyển cho người tiếp theo,…

Cuối buổi lễ, khách mời được phục vụ trà xanh loãng gọi là usucha, các bước tiến hành tương tự như lễ koicha.

Sau khi hoàn thành buổi lễ, khách mời sẽ rời khỏi phòng trà. 

2. Không Gian Trà Đạo Nhật bản:

a. Phân Loại Phòng Trà:

Phòng trà (chashitsu) phân loại phụ thuộc vào kích thước phòng:

  • phòng lớn (hiroma)
  • phòng tiêu chuẩn (yojyohan)
  • phòng nhỏ (koma)

b. Cách bố trí chiếu tatami:

Phòng trà (chashitsu) có hai cách bố trí chiếu tatami:

  • Từ tháng 11 tới tháng 4: là khoảng thời gian mua đông phòng trà sẽ được bố trí lò sưởi ở vị trí chính giữa.
  • từ tháng 5 tới tháng 10: là thời gian mùa xuân, hạ, thu phòng trà không được bố trí lò sưởi.

Nijiri guchi là cửa ra vào của khách mời

Kinin tatami và kyaku tatami là nơi khách ngồi.

Dougu tatami là nơi trưng bày đồ dùng.

Fumikomi tatami là nơi bước vào của chủ nhà từ cửa sadoguchi.

ro tatami là nơi đặt lò sưởi.

Tatami kayoi là tấm chiếu giữa tatami fumikomi và kyaku tatami.

c. Lò Sưởi:

Lò sưởi được bố trí ở góc chiếu ro tatami.

Lò sưởi bao gồm các bộ phận:

  1. Khung bao miệng lò sưởi
  2. lò sưởi âm
  3. kiềng ba chân

d. Hốc Tường Tokonoma:

Tokonoma được đặt mặt quay về hướng nam, lấy sáng tự nhiên từ cửa sổ mái.

Hốc tường Tokonoma đầy đủ tất cả các yếu tố gọi là Hondoko:

  • Toko-bashira: cột trụ hai bên Tokonoma
  • Toko-gamachi: khung giằng dưới
  • Otoshi-gake: khung giằng trên
  • Tatami: chiếu Tatami

Nếu thiếu một hoặc nhiều yếu tố đó, Tokonoma được gọi là ryakushiki-toko:

  • Kabe-doko: thiếu tất cả các yếu tố, bức tường được treo tranh hoặc chữ thư pháp.
  • Oribe-doko: được đặt tên theo tấm gỗ oribe-ita có chiều cao khoảng 180-210mm, được lắp ở vị trí sát mép trần và gắn móc để treo tranh hoặc chữ thư pháp.
  • Oki-doko: là hốc tường với khu vực sàn chênh cao độ so với phòng trà.
  • Tsuri-doko: là hốc tường có vách bao được treo sát trần.

e. Chiếu Tatami:

chiếu Tatami có 3 kích thước cơ bản theo chuẩn của kyoto

  • Maru tatami: 955x1910x55mm (1:2)
  • Hanjyo: 955x955x55mm (1:1)
  • Daimedatami: chiều rộng 955mm và chiều dài khoảng 1430-1450mm (2:3)

Kích thước chiều tatami khác nhau giữa các vùng của nhật bản. Ở Nagoya là 910mm x 1820mm và có tên gọi là anoma tatami. Ở Tokyo loại chiếu này có kích thước 880mm x 1760 mm, được gọi là Edoma hay Kantouma tatami.

f. Cửa Sổ Mado:

Cửa sổ trong phòng trà có chức năng lấy sáng và thông gió cũng như một yếu tố trang trí.

Furosaki mado: là cửa sổ đặt gần lò sưởi với kích thước cao khoảng 550mm, rộng 425mm, và được đặt cao so với sàn 210mm.

Shikishi mado: là cửa sổ được đặt bên chủ nhà ngay cạnh khu vực chuẩn bại. Shikishi mado gồm hai cửa: renji mado cửa sổ bên trên có hình chữ nhật nằm ngang, shitaji mado cửa sổ bên dưới hình chữ nhật đứng.

Tsukiage mado: là cửa sổ mái

– Tham khảo: terebess.hu

Ủng hộ tác giả

Cảm ơn bạn đã đồng hành!

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Để lại một bình luận

Blog kiến trúc sử dụng cookie để cải thiện trải nghiệm của bạn. Chúc bạn một ngày vui vẻ! ĐỒNG Ý

DMCA.com Protection Status