Kiến trúc độc đáo phố cổ Bao Vinh-Huế

0 Bình luận 350 Lượt xem Donate

Lịch sử phố cổ Bao Vinh-Huế

phố cổ Bao Vinh cách trung tâm thành phố Huế khoảng 3km về phía Đông. Phố cổ Bao vinh thuộc xã Hương Vinh, thị xã Hương trà, tỉnh Thừa Thiên Huế. Nơi đây được hình thành từ đầu thế kỷ 17, là khu vực giao thương trao đổi hàng hóa sầm uất nhất của Đàng Trong.

Trước đây, phố cổ Bao Vinh nổi tiếng với các nghề truyền thống như làm hòm, nghề khảm, làm gạch… Tuy nhiên, khi bị thực dân Pháp dân lược, Bao Vinh đã bị tàn phá nặng nề. Từ đó các ngành nghề truyền thống mai một dần. Mặc dù vậy, người dân vẫn còn giữ được phần nào khung cảnh cổ kính của phố cổ Bao Vinh.

Nét kiến trúc độc đáo nhà ở phố cổ Bao Vinh

Dọc theo con sông đào Đông Ba từ đường Huỳnh Thúc Kháng đến cuối đường Đào Duy Anh, bạn sẽ thấy những ngôi nhà nằm san sát nhau dọc hai bên đường. Đây có lẽ là dấu tích còn sót lại của thời vàng son ấy – những ngôi nhà cổ hơn 200 năm tuổi, chứa đựng giá trị lịch sử, văn hoá Kinh thành Huế xưa.

Những ngôi nhà ở đây được thiết kế theo nhiều lối kiến trúc khác nhau. Có nhà kiểu thấp ba gian hai chái với mái ngói liệt âm dương, đặc trưng kiến trúc phong kiến. Có nhà kiểu tứ giác thời Pháp thuộc. Hay cả những ngôi nhà mới xây, nâng cấp sau này xen kẽ nét cổ kính và hiện đại.

Cafe “Mắt Biếc” là một ngôi nhà xuất hiện trong bộ phim “Mắt Biếc” cũng nằm trên phố cổ Bao Vinh.

Trải qua bao năm tháng thăng trầm của lịch sử, những ngôi nhà ở phố cổ Bao Vinh hiện nay đang xuống cấp trầm trọng. Chủ nhà đành phải gia cố, thiết kế cải tạo nhà lại, hay xây mới để sinh sống. Tuy vậy, những ngôi nhà ở khu phố cổ này vẫn giữ được nét hoài cổ, để tưởng nhớ và lưu truyền cho muôn đời sau.

Theo thống kê năm 1991, phố cổ Bao Vinh còn 39 ngôi nhà cổ có niên đại từ 150-200 tuổi. Nhưng đến nay chỉ còn khoảng 15 ngồi nhà cổ được gìn giữ nằm xen giữa những ngôi nhà xây mới.

Ngoài những ngôi nhà cổ kính, phố cổ Bao Vinh còn nhiều di tích gắn liền với lịch sử nơi đây, nổi bật là đình Bao Vinh với kiến trúc cổ kính. Đình là nơi sinh hoạt cộng đồng của bà con và là nơi thờ Ngài khai canh họ Phạm đồng.

Chùa Thiên Giang là một ngôi chùa cổ với độ tuổi hơn 200 năm, kiến trúc chù mang đậm thiết kế theo thời Lý Trần. Ngôi chùa cổ này còn lưu giữ chiếc chuông đồng có niên đại từ thời Gia Long 1803 và bức hoành phi có ghi lại dấu ấn vua Minh Mạng và vua Tự Đức khi hai vị vua này ghé thăm chùa.

Chợ Bao Vinh là nơi giao thương nhộn nhịp nhất của khu phố. Vào dịp giáp Tết, chợ sẽ bày bán những sản phẩm của các làng nghề truyền thống gần đó như hoa giấy làng Thanh Tiên, tượng ông Táo của làng Địa Linh. Tới đây có thể thấy được văn hóa, phong tục, nếp sống của con người Bao Vinh diễn ra hằng ngày như thế nào.

Bến đò ngang là nơi qua lại giữa phố cổ Bao Vinh với các làng Tiên Nộn, làng Sình, làng Phú Mậu hay làng Thanh Tiên ở bên kia sông Hương. Con đò này gắn liền với cuộc sống của con người Bao Vinh bao thế hệ nay.

Một số gia đình vẫn giữ được nghề rèn truyền thống. Các dụng cụ như dao, liềm, cuốc, cày, bừa… được bày bán bên hiên nhà một số hộ dân.

Ủng hộ tác giả

Cảm ơn bạn đã đồng hành!

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Để lại một bình luận

Blog kiến trúc sử dụng cookie để cải thiện trải nghiệm của bạn. Chúc bạn một ngày vui vẻ! ĐỒNG Ý

DMCA.com Protection Status