Danh mục
Lịch sử nhà nguyện dòng Franciscaines
Đan viện cổ Đà Lạt được xây dựng vào những năm cuối thập niên 1930 và đầu thập niên 1940, là công trình ghi dấu ấn đầu tiên của dòng Benedict tại Việt Nam. Công trình được thiết kế bởi hai kiến trúc sư Alexandre Lesonard và Paul Veysseyre, là hai gương mặt tiêu biểu của kiến trúc Đà Lạt vào giai đoạn 1930-1940.

năm 1954 xã hội có nhiều sự thay đổi, các đan phụ đã quyết định rời đi và lập đan viện mới tại Huế. Đan viện được bán lại cho các nữ tu dòng Franciscainess.
Năm 1961, nhà nguyện dự định xây dựng thêm khu nhà học và nhà nội trú. Đồ án của KTS. Phạm Khánh Chù đã được chọn và cho xây dựng vào năm 1963.
nhà nguyện dòng Franciscaines nằm vị trí phía bên trái dọc theo đường Trần Quang Diệu đi về phía Dinh I, thành phố Đà Lạt.
Kiến trúc nhà nguyện dòng Franciscaines
Bản thiết kế của hai kiến trúc sư Alexandre Léonard và Paul Veysseyre cho thấy một kiến trúc tôn giáo đậm chất cổ kính, nhấn mạnh hình khối vững chãi, chân tường và viền cửa ốp đá xanh, các cửa vòm nhọn theo lối phong cách kiến trúc Gothic.


Khối thánh giá trên tháp chuông cân đối ở giữa, phía dưới là mái ngói dốc tương phản với hai bên hình khối chắc chắn, mạnh mẽ. Nhà nguyện được gắn kết với Đan viện bằng một không gian kết nối được trang trí bằng các cửa vòm và cửa sổ hình tròn.










