Danh mục
1. Phong Cách Kiến Trúc Trại Lính Thực Dân:
Thường cao từ 2-3 tầng
Mái dốc, lợp ngói, có bốn mái.
Hành lang bao quanh kết hợp với hình thức cột kiểu cuốn vòm.
Cầu thang nằm ở vị trí hai đầu hồi.
Cửa sổ hai lớp kính chớp.

2. Phong Cách Kiến Trúc Cổ Điển Phương Tây:
Phong cách Tân cổ điển sử dụng ngôn ngữ của kiến trúc cổ điển Hy Lạp – La Mã với các thức cột và các chi tiết trang trí có nguồn gốc từ kiến trúc cổ đại Hy Lạp, La Mã, thời kỳ Phục Hưng, Rô man, Gô tích, chủ nghĩa cổ điển Pháp, Ba rốc và Rôcôcô, được thay đổi gia giảm, thêm thắt ít nhiều.

Phong cách Ba rốc và Rôcôcô Tòa Đốc lý Sài Gòn – Chợ Lớn, nay là trụ sở ủy ban Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, do kiến trúc sư Gardès thiết kế và xây dựng xong vào năm 1908. Đây là một công trình kiến trúc theo chủ nghĩa cổ điển Pháp về bố cục chung nhưng về chi tiết thì mang đậm phong cách Rôcôcô.

Phong cách Roman Phong cách kiến trúc Rô man được sử dụng nhiều trong các công trình kiến trúc thuộc đạo Gia tô như nhà thờ, tu viện, trường dòng. Công trình kiến trúc Rô man đẹp nhất ở Việt Nam là Nhà thờ Đức Bà tại Sài Gòn.

Phong cách Gothic Cũng như phong cách Rô man, phong cách Gô tích được sử dụng chủ yếu trong những kiến trúc đạo Gia tô như nhà thờ, tu viện, …

3. Kiến Trúc Dân Gian Pháp:
Có chiều cao từ hai đến ba tầng. Mái lợp ngói. Nếu ở các địa phương phía Bắc nước Pháp nơi có nhiều tuyết thì mái có độ dốc lớn hơn các địa phương phía Nam. Thường có kiểu mái gập đầu ở phía hồi nhà. ở hồi nhà có nhiều con sơn gỗ đỡ mái. Có ống khói từ lò sưởi vươn lên trên mái.

4. Phong Cách Art Nouveau và Art Deco:
Phong cách Art Nouveau xuất phát từ nước Pháp từ cuối thế kỷ 19, có nhiều tên khác ở các nước châu Âu: ở Đức gọi là Jugendstil, ở Ý gọi là Liberty, ở Áo gọi là Resession, ở Tây Ban Nha gọi là Modernismo, ở Pháp là Art Nouveau

Phong cách Art Deco lấy tên từ cuộc triển lãm nghệ thuật trang trí năm 1925 tại Paris. Art Déco là sự nối tiếp Art Nouveau nhưng đã loại bỏ những đường cong hoa lá của Art Nouveau mà thay bằng các đường thẳng gấp khúc, những khối hộp khỏe khoắn hơn.

5. Phong Cách Kiến Trúc Đông Dương:
Là một phong cách kiến trúc mới, kết hợp các nét Âu- Á mang tên trào lưu “Kiến trúc phong cách Đông Dương”. Đây là sự kết hợp văn hóa truyền thông bản địa với kỹ thuật xây dựng phương Tây cùng điều kiện khí hậu nhiệt đới. Tự bản thân phong cách là một trào lưu tiên tiến, có tính chất đổi mới và ý thức giữ gìn tinh hoa văn hóa bản địa cùng sự quan tâm đến vị trí của công trình trong điều kiện khí hậu nhiệt đới.
