Danh mục
Giới thiệu tháp Burj Khalifa
Tháp Buri Khalifa là tòa nhà kiến trúc độc đáo, khổng lồ bậc nhất thế giới, thể hiện khả năng sáng tạo không giới hạn của con người trong lĩnh vực xây dựng.
Thông tin chung:
- Dự án: tháp Burj Khalifa (Burj Khalifa, UAE)
- Địa điểm: 1 Sheikh Mohammed bin Rashid Blvd – Dubai – Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất
- Tư vấn thiết kế: Công ty Skidmore, Owings, Merrill LLP (SOM) và cộng sự
- Nhà thầu xây dựng: Samsung C&T
- Chiều cao 829,8m
- Diện tích sàn 309.473m2
- Chi phí xây dựng: 1,5 tỷ USD
- Năm hoàn thành: 2010

Tháp Buri Khalifa được xây dựng tại trung tâm Downtown Buri Dubai, nhằm mục đích trở thành khu du lịch & dịch vụ và để cả thế giới phải biết đến.
Quá trình xây dựng tháp Burj Khalifa
Tòa nhà được khởi công vào năm 2004, dưới sự thực hiện của nhà thầu Samsung C&T. Trước khi khởi công, năm 2003 việc nghiên cứu khoan khảo sát địa chất đã diễn ra. Kết quả khảo sát khi mũi khoan đạt đến độ sâu 140m cho thấy nền đất ở đây rất yếu. Hơn 45.000 m3 bê tông cốt thép và 192 cọc, mỗi cọc dài 43m với đường kính 1.5m, chôn sau hơn 50m để gia cố nền đất xây dựng tòa nhà.

Trung tâm của tòa nhà là hệ thống lõi thang máy cũng chính là hệ thống kết cấu chịu lực chủ đạo của tòa nhà. Đỉnh tháp có thể dao động xung quanh trọng tâm khoảng 1,5m.
Kết cấu chính của tòa nhà sử dụng bê tông cốt thép với 330.000 m3 bê tông và 55.000 tấn thép đã được sử dụng trong tòa nhà.



Các giai đoạn thi công tháp Burj Khalifa
- Tháng 1 năm 2004: Bắt đầu đào móng.
- Tháng 2 năm 2004: Đổ bê tông gia cố nền móng.
- Ngày 21 tháng 9, 2004: Nhà thầu Emaar bắt đầu tiếp quản.
- Tháng 3 năm 2005: Xây dựng những tầng đầu tiên của tòa nhà và ngày một cao lên.
- Tháng 6 năm 2006: Xây dựng đến tầng 50.
- Tháng 2 năm 2007: Vượt qua Tháp Sears cao 108 tầng.
- Ngày 13 tháng 5, 2007: Lập một kỷ lục mới khi xây dựng bơm bê tông lên đến độ cao 452m. tháp Burj Khalifa xây dựng đến tầng 130.
- Ngày 21 tháng 7, 2007: vượt qua tòa nhà Đài Bắc 101, với chiều cao khi xây đến tầng 141 là 509,2 m và nó đã trở thành tòa nhà cao nhất thế giới.
- Ngày 12 tháng 8, 2007: Vượt qua cột ăng-ten của tháp Sears, với độ cao 527 m.
- Ngày 12 tháng 9, 2007: Tại độ cao 555,3 m, nó trở thành cấu trúc độc lập cao nhất thế giới, vượt qua tháp CN ở Toronto và đạt tới tầng 150.
- Ngày 7 tháng 4 năm 2008: Tại độ cao 629 m, nó vượt qua cột KVLY-TV để trở thành cấu trúc nhân tạo cao nhất, đạt đến tầng 160.
- Ngày 17 tháng 6 năm 2008: tháp Burj Khalifa cao hơn 636 m.
- Ngày 1 tháng 9, 2008: Tại cao độ 688 m, nó vượt qua cao độ của cột phát thanh Warsaw ở Konstantynów, Ba Lan và trở thành cấu trúc nhân tạo cao nhất từng được chế tạo.
- Ngày 17 tháng 1 năm 2009: Đạt kỷ lục về chiều cao 829,8 m.
- Ngày 1 tháng 10, 2009: tháp Burj Khalifa hoàn thành.
- Ngày 4 tháng 1 năm 2010: Lễ ra mắt chính thức của Burj Khalifa. Tòa nhà được đổi tên từ Burj Dubai thành Burj Khalifa để vinh danh Tổng thống Các Tiểu vương quốc Ả rập thống nhất và tiểu vương Abu Dhabi, Sheikh Khalifa bin Zayed al Nahyan.
- Ngày 10 tháng 3, 2010: Tòa nhà được hội đồng xác nhận Burj Khalifa là tòa nhà cao nhất thế giới.
Kiến trúc tháp Burj Khalifa


Tòa nhà được bố trí đầy đủ các tiện ích chức năng gồm: trung tâm mua sắm, khách sạn, nhà ở và văn phòng. Khối khách sạn bao gồm 304 phòng (Armani Hotet) chiếm 15 tầng. Từ tầng 44 – 108 là khối ở với 900 căn hộ. Tầng 43 là tầng để quan sát, tầng 76 là nơi bố trí bể bơi. Khối văn phòng được bố trí phía trên khối căn hộ. Tại tầng 122,123 và 124 được sử dụng làm nhà hàng. Các khu vực kỹ thuật bao gồm 9 tầng kỹ thuật, 2 tầng hầm đỗ xe và 57 thang máy, 8 thang cuốn.




Ý tưởng thiết kế tòa nhà được dựa trên các đường nét họa tiết của văn hóa Hồi giáo, cụ thể là dựa trên hình học của hoa Hymenocallis (hoa Bạch Trinh). Tòa nhà có mặt bằng cách điệu hình bông hoa 3 cánh, thu nhỏ và xoay dần theo chiều cao giống như hình xoắn ốc.

Để thích ứng với nhiệt độ cao ở khu vực xa mạc, mặt dựng tòa nhà được bao phủ hoàn thoàn bằng kính 2 lớp, một lớp kim loại mỏng được phủ bên ngoài để ngăn khúc xạ của tia cực tím, bên trong được phủ một lớp bạc mỏng để ngăn bức xạ hồng ngoại của cát sa mạc. Ngoài ra mỗi tiếng, tòa nhà sẽ kích hoạt hệ thống làm lạnh với khoảng 10.000 tấn dung dịch làm mát lan tỏa khắp các tầng.


Tham khảo:
- vi.wikipedia.org
- bmktcn.com
- architecturalmoleskine.blogspot.com