Danh mục
Kiến trúc truyền thống Nhật Bản có lịch sử hàng ngàn năm với những nét riêng biệt và độc đáo có thể dễ dàng nhận ra. Kiến trúc truyền thống của Nhật được đặc trưng bởi các yếu tố như: Mái tranh, vật liệu gỗ, đất, đá tự nhiên…

Trước đây kiến trúc truyền thống Nhật Bản chịu ảnh hưởng lớn từ văn hóa kiến trúc Trung Hoa. Đến thế kỷ thứ 7, kiến trúc Nhật Bản bắt đầu phát triển những nét độc đáo riêng biệt, do có sự ảnh hưởng mạnh mẽ từ các nền văn hóa khác.
Kiến Trúc Cổ Đại ở Nhật Bản
Kiến trúc cổ đại ở Nhật Bản đã học hỏi từ kiến trúc Trung Hoa trong suốt thời đại Asuka và Nara. Các công trình tôn giáo được xây dựng bắt đầu vào khoảng năm 538 sau công nguyên đánh dấu thời kỳ xuất hiện của phật giáo ở Nhật Bản. Asuka-Dera và Shitenno-Ji là những ngôi chùa đầu tiên được xây dựng trong thời kỳ này.


Đến thời kỳ Heian, các giải pháp thiết kế phòng nhỏ gọn với phần trần thấp tạo ra không gian gần gũi, dần tạo nên nét riêng biệt của kiến trúc truyền thống Nhật Bản.
Kiến Trúc Trung Cổ ở Nhật Bản
Trong thời kỳ Kamakura, Nhật Bản mở rộng giao thương với Trung Hoa; Nền văn hóa Trung Hoa đã ảnh hưởng lớn tới kiến trúc Nhật trong giai đoạn này. Một trong những công trình nổi bật trong thời kỳ này là chùa Todai-ji.


Kiến Trúc Cận Hiện Đại ở Nhật Bản
Trong suốt thời kỳ Momoyama, kiến trúc lâu đài bùng nổ và những bức tranh tường tráng lệ được vẽ trên tường để tượng trưng cho sự đoàn kết của quốc gia. Bắt đầu thời kỳ Muromachi, các phòng trà (Chashitsu) bắt đầu được hình thành và phổ biến.

Phong cách thiết kế Sukiya-Zukuri rất phổ biến trong giai đoạn này ở các công trình nhà ở, phòng trà.
Kiến Trúc Hiện Đại ở Nhật Bản
Vào thời kỳ cuối của Mạc phủ Tokugawa, Các kiến trúc sư Nhật Bản bắt đầu thiết kế những công trình kiến trúc theo phong cách phương tây.

Chính quyền đã cử một nhóm gồm 20 nhà thiết kế nổi tiếng như Yuzuru Watanabe, Yorinaka Tsumaki, Kozo Kawai, và các chuyên gia có kinh nghiệm trong xây dựng sang Đức để học hỏi các phương pháp thiết kế và xây dựng kiến trúc hiện đại.
Kiến Trúc Đương Đại ở Nhật Bản
Sau thế chiến thứ 2, nhờ vào nền kinh tế phát triển vượt bậc, phong trào kiến trúc hiện đại phát triển mạnh mẽ. Các công trình xây dựng bằng bê tông cốt thép trở nên phổ biến, tạo ra kỷ nguyên mới cho công trình cao tầng. Những cái tên như Fumihiko Maki, Kenzo Tange, Tadao Ando được cộng đồng kiến trúc trên toàn thế giới biết đến.

Nhiều công trình kiến trúc truyền thống bị phá hủy do chiến tranh và trong quá trình phát triển kinh tế. Điều này đã thúc đẩy mở ra các khu bảo tồn công trình mang dấu ấn lịch sử.
Tham khảo: artincontext.org