Phong Cách Kiến Trúc Tân Cổ Điển Neoclassic

0 Bình luận 275 Lượt xem Donate

1. Sơ Lược Lịch Sử Kiến Trúc Tân Cổ Điển Neoclassic:

Kiến trúc Tân Cổ Điển ở Ý:

  • Trước khi kiến trúc Tân Cổ Điển trở nên phổ biến, kiến trúc sư Andrea Palladio đã bắt đầu đặt nền móng cho phong trào kiến trúc mới của thời Phục Hưng ở Ý. Phong cách kiến trúc của ông chịu ảnh hưởng của kiến trúc ngoại giáo cổ đại, khác hẳn với kiến trúc Gothic của các nhà thờ công giáo. Phong cách kiến trúc của Palladio tối giản các chi tiết trang trí, kế thừa các đặc điểm kiến trúc Hy Lạp cổ đại và đã đặt nền móng cho phong cách kiến trúc Tân Cổ Điển.
  • Trong những năm 1730 các kiến trúc sư như Ferdinando Fuga và Luigi Vanvitelli bắt đầu kết hợp các yếu tố của Palladio và các yếu tố cổ điển tạo ra các công trình đầu tiên theo chủ nghĩa Tân Cổ Điển ở Ý.

Kiến trúc Tân Cổ Điển ở Anh:

  • Trong những năm 1750 phong cách Tân Cổ Điển lan rộng ra các nước Anh và Pháp. Các kiến trúc sư mất dần hứng thù với phong cách Baroque và Rococo. Khi đó phong trào Tân Cổ Điển được sử dụng trong hầu hết các công trình kiến trúc như bưu điện, ngân hàng, bảo tàng. Một số công trình tiêu biểu như cung điện Buckingham của KTS.John nash, Trang viên Pitshanger và Ngân hàng Anh của KTS. John Soane.

Kiến trúc Tân Cổ Điển ở Pháp:

  • Vào cuối triều đại của Louis XVI, các nét cổ điển đã bắt đầu xuất hiện trong các thiết kế kiến ​​trúc của các kiến ​​trúc sư người Pháp, phong trào Tân Cổ Điển trở nên phổ biến và thịnh hành hơn trong thời Đế chế Napoléon.

Kiến trúc Tân Cổ Diển ở Đức:

  • Các kiến trúc sư người đức như Carl Gotthard Langhans và Karl Friedrich Schinkel là những người tiên phong của phong cách kiến trúc Tân Cổ Điển. Một số công trình tiêu biểu như Cổng Brandenburg của kiến trúc sư Carl Gotthard Langhans, bảo tàng Altes và Cung điện Tegel của kiến trúc sư Karl Friedrich Schinkel.

Kiến trúc Tân Cổ Diển ở Nga:

  • Catherine Đại đế tỏ ra rất có hứng thú với phong cách Tân Cổ Điển, đi ngược lại với quan điểm của những người tiền nhiệm thích phong cách Rococo và baroque. Trong thời đại của bà hàng loạt các cung điện, công trình đều được thiết kế xây dựng theo phong cách Tân Cổ Điển như: cung điện Pavlovsk, cung điện Alexander, mở rộng cung điện Catherine, Cung điện Mùa Đông ở St Petersburg đều do kiến trúc sư Charles Cameron thiết kế.

Kiến trúc Tân Cổ Diển ở Mỹ:

  • Các yếu tố của phong cách kiến trúc Tân Cổ Điển được tìm thấy trong các công trình của các kiến trúc sư thời đầu như Charles Bulfinch, Benjamin Latrobe, Thomas Jefferson. Kiến trúc Tân Cổ Điển ở Mỹ trở nên phổ biến và trở thành dấu ấn trong các công trình lớn như đài tưởng niệm, toà nhà liên bang, toà nhà chính phủ,…

2. Phân Loại Phong Cách Kiến Trúc Tân Cổ Điển Neoclassic:

Các công trình kiến trúc Tân Cổ Điển có thể được chia thành 3 loại chính:

  • Phong cách đền thờ: có thiết kế dựa trên các tàn tích cổ điển với hàng cột cao chạy xung quanh công trình, lớp bên trong là một hàng hiên rộng, phần lõi là công trình chính. Các toà nhà theo phong cách đền thờ nổi tiếng như điện Panthéon của kiến trúc sư Jacques-Germain Soufflot, bảo tàng Anh của kiến trúc sư Robert Smirke.

Phong cách kiến trúc Palladian được đặc trưng bởi các yếu tố  là: tỷ lệ hài hoà, mặt tiền đối xứng sử dụng hàng cột cao ở khu vực sảnh chính, cửa sổ cao kết hợp vòm cuốn. 

Phong cách classical block: được đặc trưng bởi hình dáng vuông vắn, mái phẳng, với mặt đứng được trang trí các chi tiết cột hoặc cửa sổ vòm cuốn lặp đi lặp lại.

3. Đặc Điểm Phong Cách Kiến Trúc Tân Cổ Điển Neoclassic:

– Công trình có quy mô đồ sộ hoành tráng

– Không gian chức năng, và các hình thức trang trí được bố cục cân bằng – đối xứng

– Lược bỏ các yếu tố trang trí cầu kỳ ưu tiên sự đơn giản 

– Hiên nhà, sảnh đón chính đặc trưng với dãy cột cao và trải dài

– Mái vòm hoặc hình tháp

Một cuộc nghiên cứu của Thanos Balafoutis và Stelios C. Zerefos về các chi tiết, hình thái kiến trúc xuất hiện trong 150 công trình Tân Cổ Điển  trên khắp thế giới, đã đưa ra một bảng tổng hợp các chi tiết kiến trúc: 
(Nguồn: researchgate.net)

Ủng hộ tác giả

Cảm ơn bạn đã đồng hành!

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Để lại một bình luận

Blog kiến trúc sử dụng cookie để cải thiện trải nghiệm của bạn. Chúc bạn một ngày vui vẻ! ĐỒNG Ý

DMCA.com Protection Status