Danh mục
1. Nguồn Gốc Và Sự Phát Triển Phong Cách Kiến Trúc Thuộc Địa Pháp French Colonial:
Bắt đầu vào khoảng những năm 1600 khi thực dân Pháp bắt đầu đến Hoa Kỳ. Các công trình kiến trúc thuộc địa Pháp được tìm thấy ở các khu vực sông Mississippi, Ohio, Louisiana. Công trình sử dụng các vật liệu địa phương, khung nhà làm bằng gỗ, mái dốc lợp lá tranh hoặc ngói, tường ngăn bằng đá sử dụng chất kết dính bousillage (bousillage: là một hỗn hợp gồm đất sét trộn với cỏ, rơm, rêu hoặc các chất hữu cơ dạng sợi để làm chất kết dính)

Vào thế kỷ XIX, Pháp đô hộ ba nước Đông Nam Á bao gồm: Việt Nam, Lào, Campuchia, hay còn được gọi là khu vực Đông Dương. Các công trình thuộc địa Pháp đều nằm ở các thành phố lớn là Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, thủ đô Phnom Penh. Hiện nay hầu hết các công trình thuộc địa của pháp được chuyển đổi làm các công trình công cộng. Nhiều công trình đã trở thành địa điểm du lịch nổi tiếng.

2. Đặc Điểm Kiến Trúc Thuộc Địa Pháp French Colonial:

Kiến trúc thuộc địa Pháp sử dụng hình khối vuông vức đối xứng theo trục chính của công trình. Sảnh nằm ở vị trí trung tâm hai bên là hàng cửa sổ.
Các đặc điểm của kiến trúc thuộc địa Pháp được hình thành từ các điều kiện về khí hậu, môi trường, vật liệu, địa lý,…
Ở các vùng khí hậu nắng nóng, xung quanh công trình được bố trí hàng hiên (hành lang) là không gian giao thông kết nối các phòng và cũng là không gian đệm giữa trong và ngoài công trình giúp che chắn mưa-gió, nắng-nóng. Các biệt thự Pháp ở Hà Nội phần tường bao được xây dựng rất dày để ngăn bức xạ nhiệt hướng tây, tường bao thường dày tối thiểu 330mm.

Việc thông gió cũng rất được chú trọng, cửa sổ cao với cấu tạo hai lớp “trong kính ngoài chớp”. Phía trong là lớp cửa kính lấy sáng, phía ngoài là lớp cửa chớp thông gió. Mái được làm cao và bố trí cửa sổ mái, tạo ra luồng đối lưu gió tự nhiên, giúp cấp khí tươi và giảm nhiệt độ cho toàn bộ công trình. Ngoài ra, ống khói của lò sưởi cũng là yếu tối giúp thông thoáng cho công trình.
Nền tầng 1 được tôn cao hoặc sử dụng tầng bán hầm giúp hạn chế hiện tượng “nồm” ở các nước Đông Dương.
Các công trình ở vùng vịnh, để thích ứng với mùa mưa bão gây ngập nước, tầng 1 của công trình được sử dụng làm nơi chứa đồ, tầng 2 sẽ là không gian ở, cầu thang được bố trí ngoài nhà kết nối với sảnh tầng 2 (hàng hiên quanh nhà).

3. Một Số Công Trình Tiêu Biểu Ở Việt Nam:







